Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Tần Thủy Hoàng nhập nhèm chuyện biên giới với người Việt
Sau khi thống nhất 6 nước, Tần Thủy Hoàng bắt đầu tính chuyện đất đai bằng việc cắm lộ giới, phân chia quận. Ngay từ đó, đã có sự nhập nhèm về biên giới giữa nhà Tần với khu vực người Việt sinh sống.

 



Về việc chia quận thì nhà Tần đặt ra 36 quận* bao gồm lãnh thổ của các khu vực các nước thời Chiến Quốc bị Tần đánh bại. 36 là con số khá đẹp với quan điểm của người Trung Quốc thời ấy nhưng nhà Tần không hề hài lòng mà sau đó tiếp tục bành trướng lãnh thổ lớn hơn và lập ra 5 quận là Cửu Nguyên (quận trị phía tây Bao Đầu, Nội Mông Cổ hiện nay), Nam Hải (quận trị ở Quảng Châu, Quảng Đông hiện nay), Quế Lâm (quận trị phía tây Liễu Châu, Quảng Tây hiện nay), Tượng Quận (quận trị ở Sùng Tả, Quảng Tây hiện nay), Mân Trung (quận trị ở Phúc Châu, Phúc Kiến hiện nay) để thành 41 quận.


 

Trong số 5 quận này, chúng ta có thể thấy 4 quận mà Tần Thủy Hoàng lập thêm là các vùng lãnh thổ bành trướng xuống phương nam: Nam Hải, Quế Lâm, Tượng Quận và Mân Trung. Điều đó không hề ngẫu nhiên mà là việc làm có chủ đích của nhà Tấn nếu chúng ta xét lộ giới kỳ lạ mà Tần Thủy Hoàng quan niệm khi đó.


Lộ giới nước Tần được Tần Thủy Hoàng quan niệm chỉ có 3 mặt chứ không phải 4 mặt như thông thường, cụ thể hơn là chỉ có 3 mạn Đông, Bắc, Tây chứ không hề có mạn nam. Sử ký Tư Mã Thiên ghi rất rõ chuyện này: Đất đai chạy dài phía đông đến biển và đất Triều Tiên, phía tây đến Lâm Thao (huyện Dận Cam Túc hiện nay), Khương Trung, phía nam tới Bắc hướng bộ, phía bắc lấy Hoàng Hà làm biên giới và men theo Âm Sơn đến tận Liêu Đông.


Biên giới phía Nam nhà Tần tự xác định Bắc hướng bộ nghĩa là gì? Theo giải thích của một số dịch giả thì Bắc hướng bộ tức là những nhà phải làm quay cửa về phía Bắc để lấy ánh mặt trời. Cách vạch biên giới này vô cùng trừu tượng đã thổi dã tâm xâm chiếm phương nam lên nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc sau này. Thậm chí, khi cả khu vực người dân Việt có thói quen làm nhà quay về phương nam để đón gió mát mùa hè, tránh gió lạnh đông, cũng bị người phong kiến phương Bắc coi là khu vực Bắc hướng bộ.


Thời Chiến Quốc, nước nằm ở phía Nam là Sở. Lãnh thổ của Sở kéo dài về phía nam cũng chỉ ở phía nam sông Dương Tử một chút và khu vực quanh hồ Động Đình, chứ không đủ sức vươn tầm ảnh hưởng xuống vùng người Việt sinh sống (không ám chỉ khu vực Cối Kê của nước Việt thời Xuân Thu). Nhà Tần chiếm được nước Sở còn muốn bành trướng sâu hơn nữa khu vực phía nam.


Chính vì chủ trương nam tiến lấn đất nên ngay thời Tần Thủy Hoàng, việc đó đã được thực hiện bằng việc lập thêm 4 quận ở phía nam với diện tích khá lớn. Tuy nhiên, ngay cả việc đặt thêm quận đó cũng chỉ mang tính hình thức chứ không hẳn đã kiểm soát trên thực tế.


Chúng ta có thể hiểu điều này qua việc Tần Thủy Hoàng đi tuần thú. Sau khi thống nhất, Tần Thủy Hoàng rất thích đi tuần thú khắp lãnh thổ của mình để vừa thể hiện uy quyền trên toàn lãnh thổ, vừa được dịp hưởng thụ của ngon vật lạ khắp đất nước.


Năm thứ 33 trị vì, Tần Thủy Hoàng lập 4 quận thì 4 năm sau, vị quân vương nhà Tần thực hiện chuyến tuần thú tới Vân Mộng, vọng tế Ngu Thuấn ở núi Cửu Nghi, lại theo Trường Giang đi xuống qua Đan Dương, tới Tiền Đường, ra Chiết Giang lên núi Cối Kê tế Đại Vũ, nhìn ra Nam Hải khắc bia ca tụng công đức nhà Tần rồi lại trở về đất Ngô (Tô Châu, Chiết Giang hiện nay), men theo bờ biển lên bắc, sau cùng chết giữa đường và đó cũng lần Tần Thủy Hoàng đi xa nhất về phía nam.


Cái mà Sử ký Tư Mã Thiên gọi là Nam Hải thực ra là biển Hoa Đông hiện giờ vì từ Cối Kê thì chỉ nhìn được ra biển Hoa Đông chứ thời đó khu vực duyên hải phía nam vẫn là nơi sinh sống của các dân tộc trong Bách Việt. Cho tới lúc chết, Tần Thủy Hoàng cũng chưa bao giờ được nhìn thấy Biển Đông.


Nếu thực sự mà nhà Tần kiểm soát được các vùng đất mới phía nam, giao thông dễ dàng thì có lẽ bánh xe của vua Tần không chỉ dừng ở Cối Kê. Trong lúc xe của Tần Thủy Hoàng lăn khắp nước thì vị hoàng đế nhà Tần vẫn có các chính sách để thực hiện dã tâm đặt nền móng cai trị lên 4 quận mới phía nam và tiếp tục lấn sâu xuống tiếp khu vực người Việt sinh sống. Đó là phần chúng tôi sẽ đề cập trong lần sau.


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Để chữ quốc ngữ có thanh điệu, cần ghi công một cậu bé (30-11-2017)
    Chữ quốc ngữ buổi đầu: Người Nhật chê, người Việt nhận (27-11-2017)
    Đem tù binh tới chân thành, tướng Minh khiếp vía cầu hòa (24-11-2017)
    Từ xây Vạn lý trường thành đến gây sự với người Việt (22-11-2017)
    Người Việt trước đêm đánh bại cuộc xâm lược của Tần Thủy Hoàng (18-11-2017)
    Cuộc nội chiến đầu tiên của người Việt và cái kết đắng  (16-11-2017)
    Hồ Quý Ly và mưu kế dùng độc trị độc với nhà Minh (14-11-2017)
    Trước Hai Bà Trưng, người Việt đã vài lần cầm vũ khí bảo vệ độc lập (11-11-2017)
    Hộ tịch, hộ khẩu là sản phẩm từ thời Bắc thuộc (08-11-2017)
    Hồ Quý Ly và 2 lần diễn kịch hòng che mắt nhà Minh (05-11-2017)
    Đến lượt nhà Minh đòi lính đánh thuê, nhà Trần từ chối (02-11-2017)
    Trung Nguyên chiến loạn khốc liệt, nhà Trần cử người sang xem (30-10-2017)
    Về chuyện 'Hậu duệ vua Trần' xưng làm hoàng đế Đại Hán (28-10-2017)
    Dùng áp lực quân sự ép nhà Nguyên trong cơn nguy loạn (24-10-2017)
    Nhà Trần mang 3 vạn quân đánh sang đất Nguyên (20-10-2017)
    Trò hề của sứ Nguyên sau khi thua trận (16-10-2017)
    Căng thẳng đấu tranh trong lễ nghi triều kiến giữa nhà Trần và Nguyên Mông (13-10-2017)
    Nhà Trần kiên quyết không làm lính đánh thuê cho Nguyên Mông (07-10-2017)
    Ba đời vua Trần và 12 lần cự tuyệt nhà Nguyên (04-10-2017)
    Tượng binh Đại Việt phá tan kỵ binh Vân Nam (01-10-2017)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152766015.